Đình Bình Thủy Cần Thơ – một trong 3 hội đình lớn nhất miền Tây

Đình Bình Thủy Cần Thơ – một trong 3 hội đình lớn nhất miền Tây
Đình Bình Thủy hay Long Tuyền Cổ Miếu – đình thần tại Thành phố Cần Thơ là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt trong giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ vào thế kỷ 19. Đình tọa lạc tại khoảnh đất rộng hơn 4000m2, thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy và cách bến Ninh Kiều khoảng 6km. Phía trước đình Bình Thủy là rạch Bình Thủy (hay còn gọi là rạch Long Tuyền).

Lịch sử Đình Bình Thủy

Năm Giáp Thìn (1844), sau trận thiên tai bão lũ hoành hành dữ dội, dân làng lập ngôi đình bằng tre gỗ, lợp lá để thờ Thành Hoàng làng, cầu cho mưa thuận, gió hòa giúp bà con luôn được bình an. Nơi này khi đó là làng Bình Hưng, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên.Năm 1852 – thời vua Tự Đức năm thứ 5, quan Khâm sai đại thần Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần thú bằng hải thuyền trên sông Hậu, gặp phải một trận cuồng phong, nhưng nhờ ẩn nấp kịp nơi vàm rạch Bình Hưng nên vô sự. Thoát nạn, Huỳnh Mẫn Đạt cho tổ chức tiệc mừng ba ngày để vui cùng dân làng và cho đổi lại tên rạch và tên đất này là “Bình Thủy”, có nghĩa là “bình ổn dòng nước”. Khi trở về triều, ông tấu trình lên vua Tự Đức, xin ban sắc phong thần cho Thành hoàng làng và được vua hạ chỉ phê sắc phong thần Bổn Cảnh Thành Hoàng.Đến đầu thế kỷ 20 (khoảng năm 1904), đình Bình Thủy được quan tri phủ Nguyễn Đức Nhuận cho xây dựng lại khi thấy tình trạng xuống cấp. Làng Bình Thủy được đổi tên thành làng Long Tuyền (do rạch Bình Thủy có hình tựa con rồng nằm), nên người dân nơi đây còn gọi là đình thần Long Tuyền hay Long Tuyền Cổ Miếu.

Kiến trúc đình Bình Thủy

Kiến trúc của ngôi đình đậm nét miền Tây Nam Bộ, là sự giao thoa giá trị kiến trúc nghệ thuật cổ truyền trong giai đoạn khai hoang đất Phương Nam kết hợp với văn hóa Trung Hoa. Rất khác so với kiến trúc các ngôi đình ở miền Bắc.Đình được cất trên một nền cao ráo và có chiều sâu. Cấu trúc chính là khung gỗ, tường bao xây gạch. Mái lợp bằng ngói âm dương, với phần đầu màu xanh lục đặc trưng như các công trình thường thấy ở Huế. Tổng thể của đình Bình Thủy được sơn màu vàng với hệ cửa màu đỏ nổi bật.Kiến trúc bên ngoài ở nhà trước là hai mái chồng lên nhau, nhà chánh điện sau là ba mái chồng lên nhau theo kiểu “thượng lầu hạ hiên”, rất thanh thoát. Trên nóc có gắn tượng hình nhân, hình kỳ lân, hình cá hóa rồng. Tượng tiên ông trên bờ chảy mái có ảnh hưởng của kiến trúc Trung Hoa, phong cách này thường thấy ở các đền chùa, hội quán của người Hoa ở Nam Bộ. Đỉnh nóc là cặp rồng uốn lượn được điêu khắc chi tiết.
Nhà trước và nhà sau đều là hình vuông nên chiều nào cũng có 6 hàng cột, các chân cột to, tròn và đều hơi choãi ra làm cho đình càng thêm vững chắc. Các cột trong chính điện được chạm khắc hình rồng, hoa mẫu đơn quấn quanh hoặc câu đối. Ở những khu vực quan trọng được chạm khắc hoa văn, sơn son thếp vàng với đường nét trạm trổ rất tinh xảo và sinh động.Bên ngoài đình có hai miếu lớn thờ thần Nông và thần Hổ, gần cổng có hai miếu thờ thần Rừng và thần Khai kênh dẫn nước.Khi vào bên trong, ngoài thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng, ngũ vị Nương Nương, mình thấy có những bàn thờ các vị như Đinh Công Trứ, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Trung Trực, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh.

Và lễ hội truyền thống

Không chỉ có kiến trúc độc đáo, Đình Bình Thủy còn nổi tiếng là di tích lịch sử quan trọng. Trong quá khứ, đình đã từng là nơi sinh hoạt tinh thần của dân làng vào những ngày lễ hội truyền thống. Đến ngày nay, nơi này vẫn giữ được truyền thống và sự linh thiêng của mình, thu hút nhiều du khách và người dân địa phương.Năm 1989, đình Bình Thủy được công nhận là Di tích Quốc gia.Theo truyền thống, Lễ hội Kỳ Yên đình Bình Thủy mỗi năm đáo lệ 2 lần là Thượng điền diễn ra 3 ngày từ 12 đến 14 tháng 4 âm lịch và Hạ điền vào hai ngày 14 và 15 tháng chạp, chuẩn bị đón năm mới. Nhằm cầu an, cúng tế cũng như rước thần… Hội đình Bình Thủy là một trong 3 hội đình lớn nhất miền Tây.Đây là một lễ hội văn hóa thu hút hàng nghìn người khắp nơi tham gia, mang đậm tính chất nền văn minh lúa nước (cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đạo an khang).Năm 2018, Lễ hội Kỳ Yên đình Bình Thủy được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.Nếu muốn tham quan kiệt tác kiến trúc miền Tây này, bạn có thể tham khảo nhưng thông tin sau:
  • Thành lập: 1844
  • Điện thoại: 0292 3841 063
  • Lễ hội: 12 – 14/04 âm lịch; 14, 15 tháng chạp âm lịch
Tags:

Bài viết liên quan

Thanh Thư, 25 tuổi, làm kinh doanh, đến Cao Bằng với mong muốn tìm một nơi nghỉ dưỡng thoáng mát, có nhiều view đẹp.

Theo kinh nghiệm của những người ghiền du lịch, có 5 vườn hồng ở Đà Lạt đã chính thức vào mùa và sẵn sàng đón du khách. Đến đây, bạn không chỉ có được những khung hình thơ mộng mà còn được tự do tham gia thu hoạch cũng như thưởng thức trái cây đặc sản của thành phố.