Tích Trời, Tích Đất, Sử Nhà – Lịch sử dân tộc Việt

Tích Trời, Tích Đất, Sử Nhà – Lịch sử dân tộc Việt

“Tích Trời, Tích Đất, Sử Nhà –Những điều cần biết về Cha, Ông mình”

Đọc “Tích Trời, Tích Đất, Sử Nhà - Những điều cần biết về Cha Ông mình”, tôi bàng hoàng về sự nhất quán của hai nguồn sử liệu: thành văn và truyền khẩu trong dân gian. Thành văn là trong “Cổ Lôi ngọc phả" được ghi vào năm Tân Mùi (năm 971 sau công lịch) thời Đinh Tiên Hoàng cách nay trên một ngàn năm,

trong Ngọc phả đền Hùng, thần tích làng Bình Đà...; Truyền khẩu thì cũng đã lưu hành hàng ngàn năm trong dân gian, được ghi lại trong thơ giáng bút. Xin chép một đoạn trong “Cổ Lôi ngọc phả”: “Trời, Đất, Phật, Thánh, Thần, Tiên không phải từ trên trời rơi xuống, mà do con người tôn vinh sáng tạo ra, là “Nhân Thần”. Người được đưa lên làm Thần, được tuyên dương công đức, là tấm gương sáng từ muôn đời trước đến muôn đời sau vẫn không thay đổi. Vạn vật sinh sinh hóa hóa, không ai là không chết, chỉ có “bất diệt”, tức không bao giờ mất, “bất sinh” tức không còn sống trên đời nhưng sống mãi trong lòng dân, được nhân dân tôn thờ. Gọi Trời là gọi Cha Ông muôn thuở trước, gọi Đất là gọi các Bà Mẹ muôn đời trước. Những người có tấm lòng cao cả thì khi chết được gọi là Phật. Những người có công với dân với nước thì mới được gọi là Thánh, là Thần. Vua sáng suốt, nhân từ, có công bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân thì cũng được gọi là Thánh, là Phật. Vua ác thì không có tên. Những ông quan thanh liêm, có công đánh giặc giữ nước mới được tôn là Thần. Đó là cách uống nước nhớ nguồn, tri ân Tổ Tiên - những người không còn sống (bất sinh) và không bao giờ mất (bất diệt).

Thơ giáng bút “Tích Trời, Tích Đất, Sử Nhà” diễn ca nội dung như trong “Cổ Lôi ngọc phả” bằng những sự việc có thật, những tên người thật, từ thời Đế Viêm đến Vua Hùng Vương thứ XVIII, 2821 năm, tính đến nay không dưới 5.000 năm, mà tính ngược lên nữa - thời Phục Hy, không dưới 7.1 năm. Không chỉ nhớ tên các vị, mà tên vợ, con, cháu, chất (tất nhiên là những người có công với dân với nước) đều được ghi nhớ. Không chỉ nhớ công tích, mà phần mộ để ở đâu, có những dấu hiệu gì đặc biệt đều được nhập tâm. Ngày giỗ dâng cúng những gì cũng không nhầm lẫn! Tri ân như thể, tiếp nối Cha Ông về đạo làm người như thế thì không một sức mạnh bạo tàn nào có thể khuất phục được dân tộc Việt. Lịch sử ngàn năm đã minh chứng điều đó. 

Thơ giáng bút “Tích Trời, Tích Đất, Sử Nhà - Những điều cần biết về Cha Ông mình” là một diễn ca lịch sử quý giá cho người Việt chúng ta! 

Trần Đình Hiến

(Nhà nghiên cứu văn hóa và Hán ngữ cổ đại)

đều từ một bào thai của Mẹ Âu nên tất cả từ một Mẹ sinh ra các ngành các chi mà thôi
“Tích Trời, Tích Đất, Sử Nhà - Những điều cần biết về Cha Ông mình”

“Chúng ta đều do Tổ Tiên sinh ra, không cử là trai gái già trẻ, không cử là chi tộc nào, dòng họ nào. Mọi người đều là “Con Rồng cháu Tiên”, đều từ một bào thai của Mẹ Âu nên tất cả từ một Mẹ sinh ra các ngành các chi mà thôi.

Cành cây lớn muôn lá, gốc vốn ở rễ. Nước có nghìn dòng sông, muôn ngọn suối, vốn có gốc từ một ngọn nguồn. Cảnh vật còn như vậy, huống chi là con người chúng ta. Con người sinh ra đời, đời đời nối tiếp về sau, đều do các người đời trước nuôi nấng dìu dắt vậy.

Ngưỡng mộ và tưởng nhớ Tổ Tiên, chúng ta hãy lấy việc siêng năng mà bồi đắp cho gốc rễ. Lấy sự cần kiệm làm răn rồi tu nhân tích đức, giàu lòng thương người hơn là chê bai ghen ghét người. Là con cháu thì chúng ta phải nối tiếp truyền thống của Tổ Tiên, chứ lẽ nào con cháu mà lại không suy nghĩ về ý nghĩa thâm trầm cao đẹp nói trên hay sao?”

Hoàng Đế Quang Trung

(Trích từ “Bách Việt từ đường ngọc phả”)

Bài viết liên quan

Hà Nam là một trong những danh lam thắng cảnh tại Việt Nam

Thanh Hóa không chỉ là "điểm hẹn" của biển mà còn là điểm hẹn cực hot trên bản đồ ẩm thực Việt Nam.

Ấn bản đầy đủ nhất của “Việt Nam phong tục” - tập khảo cứu toàn diện về phong tục, tập quán của người Việt xưa của học giả Phan Kế Bính

Ghé du lịch Mộc Châu Sơn La, đừng quên mua quà về cho gia đình và bạn bè với những đặc sản Mộc Châu trứ danh ngon tuyệt đỉnh dưới đây nhé.